Thu phí không dừng là dịch vụ còn khá mới ở Việt Nam nên người dùng không thể tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ. Chính vì thế, hướng dẫn thu phí không dừng của VDTC – ePass dưới đây, được ra đời với mục đích giúp người dùng sử dụng dịch vụ đơn giản hơn.
1. Hướng dẫn cách sử dụng dịch vụ thu phí không dừng
Nếu muốn sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, chủ phương tiện phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đã dán thẻ ePass: Thẻ sẽ được dán tại đèn xe hoặc kính chắn gió.
- Tài khoản ePass (hoặc Viettel Pay đã liên kết) phải đang hoạt động và còn đủ tiền trong tài khoản.
- Đảm bảo vận tốc, khoảng cách và tuân thủ mọi quy định khi qua trạm thu phí không dừng: Chủ phương tiện cần đi với tốc độ nhỏ hơn 40 km/h để đảm bảo an toàn. Đồng thời, phải đảm bảo khoảng cách với xe trước và xe sau tối thiểu là 8m. Bên cạnh đó, chủ phương tiện cũng cần để ý tới đèn giao thông, trạng thái của barrie để thực hiện cho đúng và làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm thu phí.
Muốn sử dụng dịch vụ thu phí không, chủ phương tiện cần dán thẻ ePass
Khi đã đáp ứng được điều kiện này, chủ phương tiện có thể sử dụng dịch vụ thu phí không dừng dễ dàng. Nếu chủ phương tiện đi vào trạm BOT, hệ thống thu phí không dừng sẽ hoạt động như sau:
Khi xe đã dán thẻ e-Tag đi vào làn thu phí không dừng, hệ thống sẽ kích hoạt camera chụp lại biển số. Đồng thời, nhóm Angten 1 sẽ phát tín hiệu để đọc thẻ e-Tag. Lúc này, hình ảnh và thông tin của xe được gửi về trung tâm dữ liệu. Tại đây, hệ thống sẽ kiểm tra thông tin trên thẻ và số dư tài khoản giao thông của chủ phương tiện.
Sau khi đã kiểm tra, hệ thống xác nhận thẻ e-Tag hợp lệ và trừ tiền trong tài khoản giao thông. Tiếp theo, hệ thống phát tín hiệu đến nhóm Angten 2 để mở barrier cho xe qua trạm. Đồng thời, chủ phương tiện sẽ nhận được tin nhắn thông báo về giao dịch thu phí giao thông.
2. Hướng dẫn đăng ký dịch vụ thu phí không dừng của VDTC
Để sử dụng thu phí không dừng, chủ phương tiện cần đăng ký sử dụng dịch vụ. Một trong hai đơn vị cung cấp dịch này này ở Việt Nam chính là VDTC. Tuy là đơn vị “sinh sau đẻ muộn”, nhưng VDTC và thẻ ePass đã nhanh chóng nhận được đông đảo sự ủng hộ của người dân nước ta bởi những ưu điểm nổi trội:
Được xây dựng trên nền tảng là Tập đoàn mẹ Viettel – Thương hiệu quốc gia với năng lực và kinh nghiệm dày dặn trong mảng công nghệ thông tin.
- Điểm dịch vụ trải dài khắp 63 tỉnh thành (Viettel Store, Viettel Telecom, Viettel Post, các trạm BOT và đăng kiểm xe)
- Đem đến trải nghiệm tiện lợi nhất cho khách hàng với dịch vụ đăng ký và dán thẻ tại nhà.
- Có thể sử dụng ví điện tử Viettel Pay để thanh toán mà không cần nạp tiền vào tài khoản giao thông
- Đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm, tận tâm. Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng
- Thường xuyên triển khai rất nhiều các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn
Nếu muốn hưởng những lợi ích trên của dịch vụ thu phí không dừng ePass, chủ phương tiện hãy đăng ký theo 4 cách sau:
2.1. Đăng ký ngay tại trạm BOT do VDTC quản lý
Khách hàng có thể xem danh sách các trạm BOT do VDTC quản lý tại đây và dừng tại trạm gần nhất trên đoạn đường di chuyển của mình để tiện đăng ký. Khi đi đăng ký, khách hàng mang theo các giấy tờ sau để làm thủ tục:
Đối với khách hàng cá nhân:
- CMT/ CCCD/ Hộ chiếu
- Đăng ký xe
- Đăng kiểm xe
Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Số CV/QĐ (nếu là cơ quan nhà nước)
- CMT/ CCCD/ Hộ chiếu (nếu là người đại diện hoặc người được ủy quyền)
- Giấy ủy quyền (nếu không phải là người đại diện)
- Đăng ký xe
- Đăng kiểm xe
Đến nơi, khách hàng cần nói rõ về nhu cầu sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của mình. Nhân viên tại trạm BOT sẽ hướng dẫn khách hàng điền vào biểu mẫu đăng ký, thực hiện các thủ tục cần thiết.
2.2. Đăng ký tại các điểm giao dịch của Viettel
Bên cạnh các trạm BOT, khách hàng có thể đến các điểm giao dịch của Viettel như Viettel Store, Viettel Telecom, Viettel Post, điểm dịch vụ lưu động…để đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng. Các giấy tờ cần chuẩn bị và các bước đăng ký tương tự như ở trạm BOT.
Đăng ký dán thẻ ePass để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng VDTC ngay tại điểm giao dịch lưu động của Viettel
2.3. Đăng ký trên app ePass
Bên cạnh 2 cách đăng ký trên, hách hàng cá nhân có thể sử dụng điện thoại để đăng ký dùng dịch vụ thu phí không dừng trên app ePass như sau:
Bước 1: Tải app ePass trên kho ứng dụng App Store (đối với hệ điều hành iOS) hoặc CH Play (đối với hệ điều hành Android).
Tải app ePass trên App Store hoặc CH Play
Bước 2: Mở app ePass rồi bấm vào dòng chữ Đăng ký dưới nút Đăng nhập.
Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin bắt buộc và bấm Đăng ký.
Nhập các thông tin bắt buộc rồi ấn Đăng ký
Bước 4: Hệ thống tự động gửi tin nhắn tới số điện thoại đã đăng ký của khách hàng với nội dung “ePass xin gửi mã xác nhận giao dịch của bạn là xxxxxx”.
Bước 5: Điền mã OTP đã nhận được vào ô trống rồi bấm Xác nhận. Sau đó, hệ thống sẽ đưa ra thông báo đăng ký thành công.
Nhập mã OTP ấn Xác nhận
Hệ thống thông báo đăng ký thành công
2.4. Đăng ký online trên website ePass
Nếu như cách đăng ký trên app ePass chỉ dành cho khách hàng cá nhân thì cách đăng ký qua website dưới đây còn dành cho cả khách hàng doanh nghiệp. Với cách đăng ký này, chủ phương tiện cần làm theo 4 bước sau
Bước 1: Vào website ePass rồi bấm vào nút Đăng ký ngay ở bên phải màn hình.
Vào website đăng ký ePass
Bước 2: Điền các thông tin bắt buộc:
- Với khách hàng cá nhân: Chọn Khách hàng cá nhân rồi điền các thông tin cá nhân cần thiết.
- Với khách hàng doanh nghiệp: Chọn Khách hàng doanh nghiệp rồi điền các thông tin bắt buộc. Tiếp đó, nhấn nút Đăng ký.
- Chọn Khách hàng doanh nghiệp và nhập các thông tin cần thiết
Bước 3: Điền mã OTP được hệ thống gửi trong tin nhắn điện thoại vào ô trống rồi bấm Xác nhận. Quá trình đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ePass hoàn tất.
Lưu ý:
- Với cách đăng ký tại trạm BOT, điểm giao dịch của Viettel: Sau khi hoàn tất thủ tục, khách hàng sẽ được dán thẻ lên kính/ đèn xe ngay.
- Với cách đăng ký trên app và website ePass: Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký, khách hàng cần chờ 2 – 4 ngày để hệ thống xử lý thông tin. Sau đó, nhân viên VDTC gọi điện hẹn lại lịch rồi đến tận nơi dán thẻ.
3. Hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản ePass
Sau khi đăng ký thành công, khách hàng cần nạp tiền vào tài khoản ePass thì mới có thể sử dụng được. Cách nạp tiền như sau:
- Cách 1: Nạp tiền vào tài khoản ePass tại điểm cung cấp dịch vụ. Ưu điểm của cách nạp này là không mất phí dịch vụ, khách hàng không cần có tài khoản ngân hàng hay ví điện tử và số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ePass ngay lập tức.
- Cách 2: Nạp tiền vào tài khoản ePass bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng. Cách nạp tiền này rất tiện lợi, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi ở ngay trên ứng dụng ngân hàng của người dùng.
- Cách 3: Nạp tiền vào tài khoản trên app ePass và website. Với cách nạp tiền này, hiện tại khách hàng không mất phí và có thể thực hiện ngay tại nhà trên điện thoại/ máy tính. Bên cạnh đó, nhờ liên kết với hơn 40 ngân hàng trong nước, áp dụng cho cả thẻ Visa quốc tế, nên khách hàng sẽ dễ dàng thanh toán và có đa dạng sự lựa chọn hơn.
- Cách 4: Nạp tiền vào tài khoản ePass trên MoMo. Cách nạp tiền này hoàn toàn miễn phí nhưng khách hàng cần có ví điện tử MoMo. Ngoài ra, VDTC cũng thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi khách hàng nạp tiền qua hình thức này.
- Cách 5: Nạp tiền vào tài khoản ePass trên Viettel Pay. Với cách nạp tiền này, khách hàng cần liên kết với Viettel Pay. Tiền có thể chuyển 2 chiều từ Viettel Pay sang tài khoản ePass và ngược lại. Người dùng có thể rút tiền từ tài khoản ePass ra nên không lo đọng vốn. Điều này đặc biệt có lợi cho các khách hàng doanh nghiệp, khi thường xuyên phải nạp một số tiền lớn cho tài khoản.
- Cách 6: Nạp tiền vào tài khoản ePass trên VBan: VBan là nền tảng thanh toán trên Web do VNPay phát triển. Ưu điểm của hình thức này là không mất phí giao dịch. Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn thanh toán qua hình thức quét mã QR, qua ví VNPay hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng và thẻ ATM. Tham khảo cụ thể tại đây.
Chi tiết từng cách nạp tiền vào tài khoản ePass, bạn có thể tham khảo tại đây.
Hình thức nạp tiền vào tài khoản ePass đa dạng mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng
4. Một số câu hỏi khác thường gặp khi sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ePass
Bên cạnh vấn đề đăng ký tài khoản, nạp tiền, còn nhiều vấn đề liên quan đến thẻ ePass được người dùng quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi tiêu biểu, liên quan đến vấn đề này mà các khách hàng hay thắc mắc.
- Tôi muốn kiểm tra số dư tài khoản ePass thì phải thực hiện như thế nào?
Bạn hãy làm theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Gọi tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9080 (1000 đ/p) của VDTC.
- Cách 2: Đăng nhập vào app ePass để kiểm tra.
- Có thay đổi thông tin trên tài khoản giao thông ePass được không? Nếu được thì tôi phải làm như thế nào?
Tùy theo từng loại thông tin mà bạn có thể tự thay đổi hoặc không. Cụ thể như sau:
- Đối với thông tin liên hệ (địa chỉ, số điện thoại, email) hoặc hình thức nhận thông báo, khách hàng có thể tự mình thay đổi bằng cách:
- Cách 1: Đăng nhập vào cổng thông tin khách hàng trên website ePass và tự mình thay đổi.
- Cách 2: Gọi điện đến tổng đài VDTC 1900 9080 (1000 đ/p) nhờ nhân viên chăm sóc khách hàng đổi hộ.
- Đối với các thông tin còn lại: Cầm theo giấy tờ cá nhân đã mở tài khoản ePass đi đến điểm dịch vụ của VDTC và nhờ nhân viên hỗ trợ.
Với hướng dẫn thu phí không dừng trên đây, khách hàng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ. Nếu trong quá trình sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ePass gặp vướng mắc, bạn có thể liên hệ với VDTC để được hỗ trợ.
ePass tiên phong giao thông số – Miễn phí dán thẻ suôn sẻ hành trình