Theo quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ, hạn chót thu phí không dừng là 31/12/2020. Nhưng thực tế, tình hình triển khai vẫn chưa hoàn tất do gặp nhiều vấn đề vướng mắc. Cụ thể ra sao, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để nắm bắt tình hình và có thể an tâm sử dụng hình thức thu phí này.
1. Hiện trạng triển khai thu phí không dừng ở nước ta
Hạn chót 31/12/2020 đã qua, nhưng tính tới thời điểm đến hạn, mới có 98 trạm đã thực hiện kịp tiến độ. Còn lại 29 trạm không kịp tiến độ và đề nghị không triển khai hình thức thu phí không dừng công nghệ RFID. Cụ thể như sau:
Nước ta có 127 trạm thu phí. Trong đó, có 77 trạm thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý, 50 trạm ngoài do 16 địa phương quản lý. Dự án thu phí không dừng ở các trạm do Bộ Giao thông quản lý được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1:
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH VETC và Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
- Số trạm hoàn thành: 40
- Số trạm không hoàn thành: 4 Trạm – lý do là chưa bố trí được nguồn vốn.
Giai đoạn 2:
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
- Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC).
- Số trạm hoàn thành: 25
- Số trạm chưa hoàn thành: 8 Trạm – lý do là không đủ điều kiện lắp đặt thu phí tự động không dừng.
Các trạm thu ngoài:
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
- Đơn vị thực hiện: Địa phương đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ BOT nhỏ lẻ khác.
- Số trạm hoàn thành: 39
- Số trạm chưa hoàn thành: 11 Trạm
- Lý do chưa hoàn thành: 4 trạm chỉ thu phương tiện thô sơ và nội bộ tỉnh nên kiến nghị không triển khai thu phí không dừng; 1 trạm doanh thu thấp, không đủ chi phí quản lý; 2 trạm thu phí chỉ đủ bảo trì, duy tu; 4 trạm chưa rõ thẩm quyền đơn vị thẩm định, phê duyệt hạng mục này.
Hiện trạng triển khai thu phí không dừng tại các trạm do VETC, VEC, VDTC và địa phương đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
Nếu muốn tìm hiểu thêm thu phí không dừng giai đoạn 1 và 2, chủ phương tiện có thể tham khảo tại 2 bài viết sau:
Nếu muốn biết thông tin chi tiết về các trạm thu phí không dừng hiện nay do VDTC và VETC quản lý, hãy tham khảo tại đây.
2. Thu phí không dừng (ETC) là gì? Ưu điểm thu phí không dừng
Thu phí không dừng là hình thức thu phí mà chủ phương tiện không cần dừng lại để mua vé, thanh toán. Bởi hệ thống thu phí áp dụng công nghệ hiện đại có thể tự động nhận diện phương tiện và trừ tiền trong tài khoản giao thông của chủ xe.
Với đặc điểm này, thu phí không dừng có nhiều ưu điểm như:
- Không phải dừng xe chờ mua vé, thanh toán, giảm thời gian qua trạm khoảng 60 lần.
- Tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và tăng tuổi thọ của xe.
- Không cần thanh toán bằng thanh toán tiền mặt, tránh lây lan dịch bệnh.
- Giảm ùn tắc, ô nhiễm và tai nạn.
Sử dụng thu phí không dừng giúp chủ phương tiện tiết kiệm thời gian di chuyển hơn để thoải mái làm những gì mình muốn
3. Hướng dẫn sử dụng thu phí không dừng
Để sử dụng thu phí không dừng, chủ phương tiện cần:
- Dán thẻ ePass ở kính hoặc đèn xe: Đây là thẻ đầu cuối chứa thông tin phương tiện, chủ phương tiện, tài khoản giao thông để định danh xe và thực hiện giao dịch.
- Nạp tiền vào tài khoản giao thông ePass: Chủ phương tiện có thể nạp trực tiếp hoặc nạp qua Viettel Pay, Momo, qua thẻ ngân hàng… Hoặc chủ phương tiện có thể liên kết tài khoản ePass với Viettel Pay và trong Viettel Pay còn tiền để nộp phí.
Khi đã đủ các điều kiện trên, chủ phương tiện có thể đi vào làn thu phí không dừng (ETC) và hệ thống hoạt động như sau:
- Xe đi qua trạm thu phí và di chuyển vào làn ETC với vận tốc dưới 40 km.
- Thiết bị đọc mã được bố trí ở làn ETC đọc mã số định danh trên thẻ ePass để hệ thống kiểm tra.
- Nếu thông tin hợp lệ, số tiền trong tài khoản ePass hoặc ví Viettel Pay liên kết đủ tiền chi trả, hệ thống sẽ tự động trừ phí và thông báo cho chủ xe về giao dịch.
Khi đi tới làn thu phí không dừng hệ thống sẽ tự động nhận diện xe
4. Đăng ký sử dụng thu phí không dừng cùng thẻ ePass
ePass là sản phẩm thu phí không dừng của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Sử dụng loại thẻ này có nhiều ưu điểm như:
- Đa dạng hình thức nạp tiền và thanh toán.
- Được hỗ trợ tuyệt đối 24/7.
- Thao tác đơn giản, dễ sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí
- Hệ sinh thái đa dịch vụ.
- Có hệ thống điểm đăng ký rộng khắp trên toàn quốc.
Thẻ ePass đa dạng hình thức nạp tiền mang lại sự tiện dụng cho người dùng
Với những ưu điểm trên, chủ phương tiện nên đăng ký dán thẻ ePass theo 1 trong 3 cách sau:
4.1. Đăng ký dán thẻ ePass tại trạm BOT do VDTC quản lý
Khách hàng làm theo 3 bước sau:
- Bước 1: Đến trạm BOT của VDTC gần nơi mình ở hoặc trên đường di chuyển để trình bày nhu cầu sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ePass với nhân viên trạm thu phí.
- Bước 2: Thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên trạm BOT và sử dụng những giấy tờ sau để làm thủ tục:
- Đối với chủ phương tiện cá nhân: CMT/ CCCD/ hộ chiếu, đăng ký xe, đăng kiểm xe.
- Đối với doanh nghiệp vận tải, cơ quan nhà nước: Giấy phép đăng ký kinh doanh, số CV/ QĐ (nếu là cơ quan nhà nước), CMT/ CCCD/ hộ chiếu (nếu là người đại diện hoặc người được ủy quyền), giấy ủy quyền (nếu không phải là người đại diện), đăng ký xe, đăng kiểm xe.
- Bước 3: Sau khi đăng ký dán thẻ thành công, nhân viên trạm thu phí dán thẻ ePass lên kính chắn gió/ đèn xe cho khách hàng.
Nhân viên trạm thu phí dán thẻ ePass lên kính chắn gió
Trường hợp không ở gần trạm BOT hay tiện đường di chuyển, chủ phương tiện có thể đến các điểm dịch vụ khác của VDTC mà mình cảm thấy thuận tiện nhất như Viettel Post, Viettel Store, điểm dán thẻ lưu động. Hoặc đến Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới liên kết với VDTC để đăng ký sử dụng dịch vụ. Quá trình đăng ký tương tự như ở trạm BOT.
4.2. Đăng ký dán thẻ ePass trên website
Khách hàng chỉ cần làm theo 3 bước sau:
- Bước 1: Vào website ePass rồi ấn vào nút Đăng ký ngay ở bên phải màn hình.
Bấm nút Đăng ký ngay trên trang chủ website
- Bước 2: Chọn Khách hàng cá nhân/ Khách hàng doanh nghiệp. Sau đó, nhập các thông tin bắt buộc có gắn dấu (*). Các thông tin còn lại có thể điền hoặc không. Tiếp theo, ấn nút Đăng ký để nhận mã OTP gửi về số điện thoại đăng ký.
Chọn Khách hàng doanh nghiệp và điền các thông tin được yêu cầu và bấm Đăng ký
Chọn Khách hàng doanh nghiệp và điền các thông tin được yêu cầu và bấm Đăng ký
- Bước 3: Nhập mã OTP vào ô rồi ấn Xác nhận. Việc đăng ký dịch vụ thu phí không dừng ePass hoàn tất.
Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp điền mã OTP bấm Xác nhận
4.3. Đăng ký dán thẻ ePass qua app
Ngoài ra, chủ phương tiện cá nhân còn có thể đăng ký dán thẻ qua app ePass rất tiện dụng với 3 bước sau:
- Bước 1: Tải app ePass trên kho ứng dụng App Store (đối với hệ điều hành iOS) hoặc CH Play (đối với hệ điều hành Android). Sau đó, mở app ePass rồi ấn vào dòng chữ Đăng ký.
Tải app ePass từ kho ứng dụng về máy điện thoại
- Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc, có gắn dấu (*). Các thông tin khác có thể bỏ qua. Sau đó, ấn nút Đăng ký.
Điền các thông tin cần thiết rồi bấm Đăng ký
- Bước 3: Nhận tin nhắn từ hệ thống và lấy mã OTP để nhập vào ô rồi ấn Xác nhận. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được thông báo đăng ký thành công.
Điền mã OTP nhận được từ hệ thống bấm Xác nhận
Thông báo cho thấy việc đăng ký đã thành công
Lưu ý về thời gian dán thẻ ePass:
- Đối với khách hàng đăng ký tại BOT, các điểm dịch vụ của VDTC và Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới liên kết với VDTC: Được dán thẻ ePass ngay sau khi đăng ký dịch vụ thành công.
- Đối với khách hàng đăng ký tại website hoặc app ePass: Cần chờ từ 2 – 4 ngày để nhân viên VDTC tiếp nhận, xử lý thông tin. Sau đó, khách hàng sẽ được dán thẻ tận nơi.
Như vậy, tuy hạn chót thu phí không dừng đã qua nhưng hình thức thu phí này vẫn chưa được triển khai trên toàn toàn bộ các trạm thu phí của cả nước. Vì còn gặp phải nhiều vướng mắc về vốn, điều kiện áp dụng… Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới các trạm thu phí còn lại sẽ hoàn thiện nốt để hướng tới hệ thống giao thông số, thông minh, hiện đại.
Vì thế, hãy dán thẻ ePass ngay hôm nay để trải nghiệm hệ thống giao thông thông minh, giàu tiện ích này.
ePass tiên phong giao thông số – Miễn phí dán thẻ suôn sẻ hành trình
Đăng ký dán thẻ miễn phí tại nhà: tại đây
Tải App: