Giá vé cao tốc Hà Nội – Hải Phòng từ 10.000 – 720.000 VNĐ/lượt, tùy loại phương tiện và đoạn đường di chuyển. Để hiểu rõ hơn mức phí và thông tin về tuyến cao tốc này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thông tin chung về cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, ký hiệu là CT.04. Đường cao tốc này còn được gọi là Quốc lộ 5B.
Với chiều dài 105,5 km, đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có điểm bắt đầu nằm ở vành đai 3 của thủ đô Hà Nội, cách mố Bắc cầu Thanh Trì 1.025 m. Điểm cuối là đập Đình Vũ, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105,5 km
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có 8 làn xe. Trong đó, có 6 làn xe chạy với tốc độ lên tới 120 km/giờ, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa. Các xe ô tô có tốc độ dưới 80 km/giờ chỉ có thể đi được ở làn bên phải ngoài cùng.
2. Giá vé cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Giá thu phí đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có mức phí thấp nhất là 10.000 VNĐ/lượt và cao nhất là 720.000 VNĐ/lượt. Giá 1km đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 1.500 VNĐ/km.
2.1. Bảng phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Dưới đây là bảng giá vé cao tốc Hà Nội Hải Phòng khách hàng có thể tham khảo:
Lộ trình |
Phương tiện giao thông chịu phí | |||||
Mức thu phí (VNĐ) | ||||||
Trạm 1 | Trạm 2 | Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng; |
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; |
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc; |
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20 feet |
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng container 40 feet |
Hà Nội | QL 39 (Nút giao Hưng Yên) | 39.000 | 59.000 | 69.000 | 108.000 | 147.000 |
Hà Nội | QL 38 (Nút giao Hải Dương) | 98.000 | 128.000 | 157.000 | 255.000 | 353.000 |
Hà Nội | QL 10 (Nút giao Thái Bình) | 147.000 | 196.000 | 245.000 | 393.000 | 530.000 |
Hà Nội | Cuối tuyến | 187.000 | 245.000 | 314.000 | 501.000 | 687.000 |
Hà Nội | Đình Vũ | 206.000 | 275.000 | 344.000 | 550.000 | 707.000 |
QL 39 (Nút giao Hưng Yên) | QL 38 (Nút giao Hải Dương) | 49.000 | 69.000 | 88.000 | 147.000 | 196.000 |
QL 39 (Nút giao Hưng Yên) | QL 10 (Nút giao Thái Bình) | 108.000 | 137.000 | 167.000 | 275.000 | 373.000 |
QL 39 (Nút giao Hưng Yên) | Cuối tuyến | 147.000 | 196.000 | 245.000 | 393.000 | 540.000 |
QL 39 (Nút giao Hưng Yên) | Đình Vũ | 157.000 | 216.000 | 275.000 | 432.000 | 569.000 |
QL 38 (Nút giao Hải Dương) | QL 10 (Nút giao Thái Bình) | 49.000 | 69.000 | 79.000 | 128.000 | 177.000 |
QL 38 (Nút giao Hải Dương) | Cuối tuyến | 88.000 | 118.000 | 147.000 | 245.000 | 334.000 |
QL 38 (Nút giao Hải Dương) | Đình Vũ | 108.000 | 147.000 | 177.000 | 285.000 | 373.000 |
QL 10 (Nút giao Thái Bình) | Cuối tuyến | 39.000 | 59.000 | 69.000 | 108.000 | 157.000 |
QL 10 (Nút giao Thái Bình) | Đình Vũ | 49.000 | 69.000 | 88.000 | 147.000 | 206.000 |
TL 353 | 9.000 | 14.000 | 19.000 | 39.000 | 59.000 |
2.2. Trạm thu phí cao tốc 5b
Dưới đây là bảng biểu phí cao tốc 5b, chi tiết bảng tại đây
Phương tiện giao thông chịu phí | Vé lượt (VNĐ) | Vé tháng (VNĐ) | Vé quý (VNĐ) |
Lệ phí xe cao tốc Hà Nội – Hải Phòng từ 4 chỗ – 7 chỗ | 40.000 | 1.200.000 | 3.240.000 |
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng; |
40.000 | 1.200.000 | 3.240.000 |
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; |
55.000 | 1.650.000 | 4.455.000 |
Phí cao tốc Hà Nội Hải Phòng 16 chỗ – 29 chỗ ngồi | 55.000 | 1.650.000 | 4.455.000 |
Phí xe cao tốc Hà Nội Hải Phòng từ 30 chỗ ngồi | 55.000 | 1.650.000 | 4.455.000 |
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc; |
75.000 | 2.250.000 | 6.075.000 |
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20 feet |
125.000 | 3.750.000 | 10.125.000 |
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng container 40 feet |
180.000 | 5.400.000 | 14.580.000 |
Lưu ý: Giá biểu phí cao tốc 5b trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)
Xem thêm:
3. Hướng dẫn ra – vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Dưới đây là hướng dẫn ra – vào của 5 nút giao có lưu lượng phương tiện di chuyển nhiều nhất của tuyến mức phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng mới.
3.1. Nút giao Thanh Trì (Vành đai 3 Hà Nội)
Nút giao Thanh Trì là nút giao đầu tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Nút giao này có hướng ra và hướng vào như sau:
Hướng ra:
- Đi cầu Vĩnh Tuy, trung tâm Hà Nội: Đi theo hướng Hà Nội – Hải Phòng đến Km 0+600. Khi thấy biển báo chỉ dẫn hướng đi cầu Vĩnh Tuy, Thạch Bàn thì rẽ phải theo biển chỉ dẫn để ra đường Cổ Linh rồi lên cầu Vĩnh Tuy hướng đến Trung tâm Hà Nội.
- Đi cầu Thanh Trì, Bắc Minh, Quốc lộ 5: Đi theo đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, đến Km 0+200 thấy biển bảo thì có hai lựa chọn. Một là đi thẳng lên cầu vượt xuống đường vành đai III để đi cầu Thanh Trì, Mỹ Đình, Pháp Vân. Hai là rẽ phải, đi theo đường nhánh qua Quốc lộ 5, Bắc Ninh, Lạng Sơn.
Hướng vào:
- Từ trung tâm thủ đô Hà Nội: Đi qua cầu Vĩnh Tuy, rẽ phải qua đường Cổ Linh (Long Biên). Nếu thấy biển báo “Lối vào đường cao tốc” thì lên đường vành đai III, rẽ phải và đi theo biển chỉ dẫn để đi ra đường cao tốc.
- Từ vành đai 3 – thành phố Hà Nội: Đi từ cầu Thanh Trì qua Quốc lộ 5, Bắc Ninh hoặc ngược lại. Khi thấy biển báo “Lối vào đường cao tốc” (cách mố Bắc cầu Thanh Trì khoảng 1,25km) thì rẽ phải và đi theo biển chỉ dẫn để đi ra đường cao tốc.
Sơ đồ hướng ra – vào nút giao Thanh Trì
3.2. Nút giao Yên Mỹ (Quốc lộ 39A)
Nút giao Yên Mỹ là nút giao thứ hai trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Hướng ra và hướng vào của nút giao này như sau:
Hướng ra: Đi trên đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội đến Km21 thấy biển báo lối ra thành phố Hưng Yên thì rẽ phải. Sau đó, đi theo đường nhánh, qua trạm thu phí (trả phí) và ra khỏi đường cao tốc, đi theo biển chỉ dẫn. Lúc này, tài xế có hai lựa chọn: Rẽ trái đi 25 km đến thành phố Hưng Yên hoặc rẽ phải đi 10km đến Quốc lộ 5, thủ đô Hà Nội.
Hướng vào:
- Từ thành phố Hưng Yên: Đi theo Quốc lộ 39, đến huyện Yên Mỹ. Khi thấy biển báo “Lối vào cao tốc” thì rẽ phải và đi theo đường dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí) rồi nhập vào đường cao tốc rẽ phải đi Hải Dương, Hải Phòng.
- Từ thành phố Hà Nội: Đi theo Quốc lộ 5 đến huyện Mỹ Hào thì rẽ phải vào Quốc lộ 39. Đi được 14km, thấy biển báo “Lối vào đường cao tốc” thì rẽ trái và đi theo đường dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí). Sau đó, rẽ phải để vào đường cao tốc đi Hải Dương, Hải Phòng.
Sơ đồ hướng ra – vào của nút giao Yên Mỹ
3.3. Nút giao Gia Lộc (Quốc lộ 38B)
Đây có nút giao thứ ba của tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, có hướng ra và hướng vào như sau:
- Hướng ra: Đi trên đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội hoặc ngược lại đến Km 49, thấy biển báo “Lối ra thành phố Hải Dương) thì rẽ phải, đi theo đường nhánh qua trạm thu phí (trả phí) ra khỏi đường cao tốc. Sau đó, đi theo biển chỉ dẫn, rẽ trái đi khoảng 12 km đến huyện Thanh Miện hoặc rẽ phải đi 10 km đến thành phố Hải Dương.
- Hướng vào: Từ thành phố Hải Dương, đi theo Quốc lộ 38B. Khi thấy biển báo “Lối đi vào đường cao tốc”, rẽ theo biển chỉ dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí) và đi vào đường cao tốc. Đến đây, tài xế có thể đi thẳng qua cầu vượt hướng về Hưng Yên, Hà Nội hoặc rẽ phải đi Hải Phòng.
Sơ đồ hướng ra – vào của nút giao Gia Lộc
3.4. Nút giao An Lão (Quốc lộ 10)
Nút giao An Lão là nút giao thứ tư của tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Dưới đây là hướng ra và hướng vào của nút giao này:
- Hướng ra: Đi đường cao tốc hướng Hà Nội – Hải Phòng hoặc ngược lại, đến Km 74, thấy biển báo “Lối ra Quốc lộ 10” thì rẽ phải đi theo đường nhánh. Tới trạm thu phí, trả phí và ra khỏi đường cao tốc: rẽ trái đi Quốc lộ 5, Quảng Ninh. hoặc rẽ phải đi 47km Thái Bình, Nam Định.
- Hướng vào: Đi trên Quốc lộ 10 theo hướng Quảng Ninh – Thái Bình hoặc ngược lại, thấy nút giao với đường cao tốc (thuộc huyện An Lão) thì rẽ theo biển chỉ dẫn. Sau đó, qua trạm thu phí lấy thẻ thu phí và đi vào đường cao tốc. Nếu muốn đi Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương thì đi thẳng qua cầu vượt,. Trường hợp muốn đi Hải Phòng thì rẽ phải.
Sơ đồ hướng ra – vào của nút giao An Lão
3.5. Nút giao Dương Kinh (Đường tỉnh 353, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng)
Đây là nút giao thứ 5 thuộc tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Sau đây là hướng ra và hướng vào của nút giao này:
- Hướng ra: Đi trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng qua trạm thu phí tuyến chính tại Km 95+500 thì trả phí và đi theo đường chỉ dẫn. Khi thấy biển báo, đi thẳng nếu muốn vào trung tâm thành phố Hải Phòng và rẽ phải nếu muốn đi Đồ Sơn.
- Hướng vào: Từ trung tâm thành phố Hải Phòng hoặc Đồ Sơn, đi theo đường Phạm Văn Đồng (ĐT 353). Khi gặp nút giao với đường cao tốc thì rẽ phải theo đường nhánh, qua trạm thu phí tuyến chính lấy thẻ thu phí rồi nhập vào đường cao tốc hướng về Hưng Yên, Hà Nội.
Sơ đồ hướng ra – vào của nút giao Dương Kinh
4. Các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Hiện nay, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có 6 trạm thu phí. Đó là:
- Trạm thu phí Đầu Tuyến.
- Trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Văn Giang – Hưng Yên): ĐCT04, Tân Tiến, Văn Giang, Hưng Yên, Việt Nam.
- Trạm thu phí Quốc lộ 5B Hải Dương: Gia Tân, Gia Lộc, Hải Dương, Việt Nam.
- Trạm thu phí Quốc lộ 10 (nút giao Thái Bình).
- Trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: ĐCT04, Hoà Nghĩa, Dương Kinh, Hải Phòng, Việt Nam.
- Trạm thu phí Đình Vũ.
Các trạm thu phí Đình Vũ nằm trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
5. Các hình thức thu phí tại cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Nếu di chuyển trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, chủ phương tiện giao thông có thể nộp phí theo hai hình thức là nộp phí thủ công không dừng (MTC) và nộp phí không dừng (ETC) ở trạm thu phí. Đặc điểm cụ thể của hai hình thức thu phí này như sau:
5.1. Thu phí thủ công một dừng (MTC)
Thu phí thủ công một dừng là hình thức thu phí sử dụng vé giấy, biên lai, tiền mặt kết hợp với hệ thống nhận dạng biển xe tự động và phần mềm thu phí.
Hình thức thu phí này nổi bật với các đặc điểm:
-
- Hệ thống có thể tự động nhận dạng biển xe và hậu kiểm
- Thao tác thu phí dựa trên phần mềm thu phí, vé giấy, biên lai.
- Lái xe phải dừng xe, lấy vé và trả phí bằng tiền mặt.
Khi sử dụng hình thức thu phí thủ công một dừng, tài xế đi qua trạm thu phí phải dừng lại để lấy vé, trả tiền
5.2. Tiên phong giao thông số với thu phí không dừng (ETC) của ePass
Bên cạnh hình thức thu phí thủ công một dừng thì các trạm thu phí ở cao tốc Hà Nội – Hải Phong còn sử dụng hình thức thu phí không dừng. Từ 11-8-2020, hình thức thu phí này được chính thức triển khai tại cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Thu phí không dừng là hình thức thu phí sử dụng hóa đơn điện tử, tài khoản thanh toán kết hợp với hệ thống nhận diện xe và trừ tiền tự động. Hình thức thu phí này tại các trạm thu phí ở cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đang sử dụng công nghệ RFID (sử dụng sóng radio để nhận diện tự động phương tiện giao thông).
Nếu sử dụng hình thức thu phí không dừng, các phương tiện giao thông đi trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
- Giảm thiểu khả năng ùn tắc: Hệ thống có thể tự động nhận diện phương tiện giao thông, trừ phí trong tài khoản và cho xe đi qua luôn. Vì thế, không bao giờ xảy ra tình trạng đứng lại, chờ đợi gây ùn tắc ở trạm thu phí.
- Tiết kiệm thời gian di chuyển: Khi đi qua trạm thu phí, tài xế có thể di chuyển bình thường. Việc nhận diện, trừ phí là do hệ thống tự động làm. Vì thế, không mất thêm thời gian dừng ở trạm thu phí.
- Tiết kiệm nhiên liệu: Việc đi thẳng một mạch giúp tài xế tiết kiệm nhiên liệu hơn so với việc dừng lại và khởi động xe sau khi mua vé.
- Bảo vệ môi trường: Việc dừng lại rồi tăng tốc khi đi qua trạm thu phí làm phương tiện giao thông thải ra nhiều khói gây ô nhiễm môi trường hơn. Với hình thức thu phí không dừng, xe không cần dừng lại nên giảm được hiện tượng này và góp phần bảo vệ môi trường.
Quản lý thông minh, thanh toán dễ dàng: Phương tiện giao thông được nhận diện tự động thông qua sóng radio và trừ tiền vào tài khoản đã đăng ký của chủ phương tiện.
Hình thức thu phí không dừng giúp tiết kiệm nhiên liệu, thời gian di chuyển
Nếu muốn sử dụng hình thức thu phí không dừng để hưởng những lợi ích trên, tài xế di chuyển trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nên dán thẻ ePass.
Không chỉ áp dụng cho trạm thu phí ở cao tốc Hà Nội – Hải Phòng mà thẻ ePass có thể sử dụng cho tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc đang triển khai hình thức thu phí không dừng. Bên cạnh đó, VDTC là đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng thuộc Tập đoàn Viettel – một trong những tập đoàn viễn thông lớn, uy tín của Việt Nam nên người dùng có thể hoàn toàn tin tưởng, lựa chọn.
Dán thẻ định danh ePass của VDTC để sử dụng hình thức thu phí không dừng tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và nhận được nhiều lợi ích lớn
Như vậy, tùy theo loại phương tiện và đoạn đường di chuyển, giá vé cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có thể khác nhau. Tài xế có thể sử dụng hình thức thu phí không dừng, bằng cách dán thẻ định danh của ePass để quá trình đi lại trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
ePass tiên phong giao thông số – Miễn phí dán thẻ suôn sẻ hành trình
Đăng ký dán thẻ miễn phí tại nhà: tại đây
Tải App:
Xem ngay: