Các chủ phương tiện mới, chỉ di chuyển trong nội thành thường chưa qua trạm thu phí BOT giao thông nên chưa thực sự hiểu rõ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chủ phương tiện hiểu hơn về mục đích, cách thức hoạt động, danh sách các trạm thu phí cùng cước phí để việc đi lại ra ngoại thành thuận lợi hơn.
1. BOT giao thông là gì?
BOT (Build Operate Transfer) còn được gọi là hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế. Đây là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư về việc xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng công trình và kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết khoảng thời gian này, nhà đầu tư phải chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Còn BOT giao thông là dự án hạ tầng giao thông phát triển theo mô hình đầu tư BOT. Trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho chủ đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông và thu phí trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn này, chủ đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn công trình giao thông đó cho nhà nước.
2. Trạm thu phí BOT là gì?
Trạm thu phí BOT là trạm chốt được xây dựng tại các tuyến đường giao thông thuộc dự án BOT.
Mục đích của việc lập trạm thu phí BOT là thu phí đường bộ của các phương tiện giao thông di chuyển trên tuyến đường đó. Số tiền này sẽ được chủ đầu tư hoàn vốn, kiếm lời và chi trả một phần vào việc bảo trì, nâng cấp các tuyến đường.
3. Danh sách các trạm BOT thu phí đường bộ hiện nay tại nước ta
Hiện nay, nước ta có 127 trạm thu phí trải dài từ Bắc tới Nam. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải quản lý 77 trạm. Còn các địa phương quản lý 16 trạm. Việc thu phí và quản lý phí tại các trạm do VDTC, VETC, VEC và chủ BOT nhỏ lẻ khác chịu trách nhiệm.
- Trạm BOT do VDTC quản lý: VDTC được giao quản lý việc thu phí tại 21 trạm thuộc Bộ Giao thông vận tải, 14 trạm thuộc tỉnh. Tổng cộng số trạm quản lý là 35 trạm.
- Trạm do VETC quản lý: Hiện nay, VETC đang quản lý 79 trạm.
4. Mức thu phí trạm BOT do VDTC vận hành
Mức thu phí trung bình tại các trạm BOT do VDTC vận hành hiện nay là khoảng 15.000 – 520.000 VNĐ/lượt.
4.1. Trạm trong do VDTC vận hành
21 trạm trong do VDTC vận hành có mức phí từ 10.000 – 200.000 VNĐ/lượt tùy phương tiện, lộ trình di chuyển. Mức phí cụ thể của từng trạm có trong ảnh dưới đây:
4.2. Trạm ngoài do VDTC vận hành
Mức thu phí tại 14 trạm ngoài do VDTC vận hành từ 15.000 – 520.000 VNĐ/lượt tùy phương tiện, lộ trình di chuyển. Mức thu phí của từng trạm cụ thể như sau:
Chủ phương tiện có thể tham khảo thêm về địa chỉ và mức thu phí ở mỗi trạm BOT do VDTC vận hành tại đây.
5. Mức thu phí trạm BOT do VETC vận hành
Mức thu phí trung bình tại các trạm BOT do VETC vận hành hiện nay là khoảng 5.000 – 720.000 VNĐ/lượt. Cụ thể như sau:
Chủ phương tiện có thể tham khảo vị trí và mức phí cụ thể của các trạm thu phí do VETC quản lý tại đây.
6. Các hình thức thu phí tại trạm BOT
Khi đi qua trạm thu phí chủ phương tiện có thể sử dụng một trong hai hình thức thu phí là thu phí thủ công một dừng và thu phí điện tử không dừng.
6.1. Thu phí thủ công một dừng (MTC)
Thu phí thủ công một dừng là hình thức thu phí tiếp xúc trực tiếp. Trong đó, chủ phương tiện cần dừng lại một lần trước trạm thu phí để mua vé, trả tiền, nhận hóa đơn.
Cách hoạt động:
Khi đi đến trạm thu phí, chủ phương tiện chạy vào làn MTC hoặc làn thu phí hỗn hợp và dừng lại trước ô kiểm soát để mua vé, trả tiền, nhận hóa đơn.
Đặc điểm:
- Hoạt động dựa trên ấn chỉ mã vạch và công nghệ tự động nhận dạng biển số (OCR).
- Khi vào làn thu phí, hệ thống sẽ tự động nhận dạng biển xe và chủ phương tiện phải dừng lại để trực tiếp nộp phí cho nhân viên kiểm soát vé.
- Giao dịch bằng vé giấy, hóa đơn, tiền mặt.
6.2. Thu phí điện tử không dừng (ETC)
Thu phí điện tử không dừng là hình thức thu phí dựa trên công nghệ hiện đại nên không cần tiếp xúc trực tiếp. Trong đó, chủ phương tiện không cần dừng lại trước trạm thu phí. Hệ thống sẽ tự động nhận diện xe, trừ tiền trong tài khoản và cung cấp hóa đơn điện tử.
Cách thức hoạt động:
Khi đến trạm thu phí, chủ phương tiện chạy vào làn thu phí ETC với vận tốc dưới 40 km/h, cách xe trước và xe sau 8 m.
Thiết bị đọc thẻ được bố trí ở hai bên làn thu phí sẽ đọc mã số trên thẻ e-Tag dán ở kính chắn gió/ đèn xe và chụp lại biển số gửi cho trung tâm dữ liệu. Trung tâm này sẽ kiểm tra thông tin xe, tài khoản giao thông, tài khoản liên kết (nếu tài khoản giao thông không có tiền) và tự động trừ tiền.
Sau đó, hệ thống gửi tin nhắn tự động thông báo cho chủ thẻ về giao dịch và nâng barrier cho xe đi qua.
Đặc điểm:
- Hoạt động dựa trên công nghệ nhận dạng xe tự động hiện đại, phổ biến nhất là công nghệ RFID tầm xa (Radio Frequency Identification).
- Khi vào làn thu phí, hệ thống sẽ tự động nhận dạng xe và chủ phương tiện cứ thế đi qua. Hệ thống sẽ tự động thanh toán phí, xuất hóa đơn.
- Giao dịch thông qua hóa đơn điện tử, tiền trong tài khoản giao thông hoặc tài khoản liên kết.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm nhiên liệu, thời gian di chuyển và chi phí.
- Giảm hiện tượng ách tắc và tai nạn.
- Đảm bảo độ bền động cơ và tuổi thọ của phương tiện.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe của người dùng.
- Thanh toán dễ dàng.
- Góp phần bảo vệ môi trường sống.
Không chỉ là chủ đầu tư xây dựng và quản lý các trạm BOT có trách nhiệm, VDTC còn là đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng chất lượng, uy tín và tận tâm. Điều ấy thể hiện ở các ưu điểm như:
- Năng lực tài chính ổn định và năng lực công nghệ thông tin vững chắc.
- Điểm dịch vụ đông đảo, rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước
- Là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ dán thẻ thu phí tại nhà.
- Nạp tiền và thanh toán đa dạng, dưới nhiều hình thức.
- Nạp tiền vào tài khoản giao thông vẫn có thể rút ra được, không lo tồn đọng vốn.
- Hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
- Mang đến nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn.
- Quản lý dễ dàng.
Như vậy, trạm thu phí là nơi được lập ra để thu phí của các chủ phương tiện đi lại trên tuyến đường. Chủ phương tiện có thể nộp phí theo một trong hai hình thức thu phí thủ công một dừng và thu phí thủ công không dừng. Trong hai hình thức thu phí này, thu phí điện tử không dừng có nhiều ưu điểm hơn. Vì thế, chủ phương tiện nên dán thẻ ePass của VDTC để sử dụng hình thức thu phí này.
ePass tiên phong giao thông số – Miễn phí dán thẻ suôn sẻ hành trình
Đăng ký dán thẻ miễn phí tại nhà: tại đây
Tải App:
Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080