Hiện nay, các tài xế đều không mất phí cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên khi đi qua tuyến đường này. Hãy cùng ePass đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn và chuẩn bị kỹ khi di chuyển cao tốc này bạn nhé.
- Xem thêm: Phí cao tốc Hà Nội Đồ Sơn
1. Thông tin chung về cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên còn có tên là Quốc lộ 3 mới. Ký hiệu tuyến là CT07. Tuyến cao tốc này khởi công từ 24/11/2009. Đến ngày 18/1/2014 thì thông xe toàn tuyến.
- Điểm đầu cao tốc nằm ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Km 152+400 (quốc lộ 1A).
- Điểm cuối nằm tại Km 61+313, Quốc lộ 3 thuộc địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.
Tuyến đường rộng 34,5 km, dài 70 km, 4 làn với 2 làn xe cơ giới có tốc độ thiết kế 80 – 100 km/h và 2 làn dừng xe khẩn cấp.
Tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có 29 cầu, 6 nút giao thông. Đó là:
- Nút giao Quốc lộ 1A
- Nút giao Quốc lộ 18
- Nút giao Sóc Sơn
- Nút giao Yên Bình (Km41+800, Phổ Yên)
- Nút giao Sông Công (Km53+000)
- Nút giao Tân Lập
Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dài 70 km
2. Tài xế đi qua cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có mất phí không?
Hiện nay, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không thu phí cao tốc, do đây là tuyến cao tốc được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Theo quy định hiện nay, các đường cao tốc do nhà nước đầu tư sẽ không được thu phí.
Tuy nhiên, tài xế cần lưu ý ở đoạn cao tốc tiếp theo là tuyến Thái Nguyên – Chợ Mới sẽ áp dụng thu phí.
Các tài xế được miễn phí cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên vì đây là con đường do nhà nước đầu tư
Cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới và 90 cao tốc khác trên cả nước đã sử dụng hình thức thu phí không dừng. Vì thế, các tài xế nên đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí này để hành trình được suôn sẻ hơn.
Xem thêm: Phí cao tốc Thái Nguyên Chợ Mới
Bên cạnh đó, hình thức thu phí không dừng có nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm thời gian lưu thông hành khách và hàng hóa
- Tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ của xe
- Không cần dừng đỗ, xếp hàng mua vé gây ùn tắc, dễ tai nạn
Nếu muốn sử dụng hình thức thu phí này, tài xế hãy đăng ký dán thẻ ePass của VDTC. Với thẻ định danh ePass này, tài xế có thể đi qua mọi trạm ETC – sử dụng hình thức thu phí không dừng trên toàn quốc. Việc đăng ký dán thẻ dễ dàng, có thể diễn ra tại khắp các điểm dịch vụ trên 63 tỉnh thành phố và ngay tại nhà. Ngoài ra, tài xế còn được hưởng chính sách chăm sóc khách hàng tốt với đội ngũ nhân viên đông đảo, giàu kinh nghiệm của VDTC.
Dùng thẻ ePass, qua mọi trạm thu phí không dừng đơn giản
Như vậy, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là tuyến đường do nhà nước xây dựng nên tạm thời không thu phí. Mức phí cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là 0 đồng. Tuy nhiên, nhiều chặng đường cao tốc khác trên cả nước vẫn đang áp dụng thu phí. Vì thế, tài xế nên dán thẻ ePass để đi lại, nộp phí thuận tiện hơn.
ePass tiên phong giao thông số – Miễn phí dán thẻ suôn sẻ hành trình