Chi phí và danh sách các trạm thu phí trên Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A có khá nhiều trạm thu phí với tổng cước phí qua các trạm tương đối lớn. Vì thế, chủ doanh nghiệp cần nắm được danh sách trạm thu phí Quốc lộ 1A và giá cước qua các trạm thu phí này, để có thể chuẩn bị trước khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa dọc tuyến.

1. Thông tin chung về Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A còn được gọi là Quốc lộ 1 – đường xuyên Việt. Đây là tuyến giao thông xuyên suốt cả nước, dài 2360 km. Điểm đầu Quốc lộ 1A là cửa khẩu Hữu Nghị, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Km0). Điểm cuối là thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Quốc lộ 1A là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam. Tuyến đường này đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam và nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Bản đồ quốc lộ 1A

Bản đồ quốc lộ 1 dài 2360 km trải dài từ cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn đến thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

2. Danh sách trạm thu phí Quốc lộ 1

Quốc lộ 1A có 40 trạm thu phí. Trung bình cứ khoảng 62km sẽ có một trạm thu phí đường bộ trên tuyến đường này. Dưới đây là danh sách các trạm thu phí tiêu biểu từ Bắc vào Nam:

STT Tên trạm
1 Trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ Ninh Bình – Hà Nội (4 trạm)
2 Trạm Hoàng Mai (Nghệ An)
3 Trạm Bến Thủy 1 (Nghệ An)
4 Trạm Bến Thủy 2 (Nghệ An)
5 Trạm Ba Đồn (Quảng Bình)
6 Trạm Quán Hàu (Quảng Bình)
7 Trạm Hồ Xá  (Quảng Trị)
8 Trạm Phú Bài (Huế)
9 Trạm Bắc Hải Vân (Phú Lộc, Huế)
10 Trạm Hòa Phước (Quảng Nam)
11 Trạm Tam Kỳ (Núi Thành, Quảng Nam)
12 Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa) (Quảng Ngãi)
13 Trạm Bắc Bình Định (Bình Định)
14 Trạm Nam Bình Định (Bình Định)
15 Trạm Bàn Thạch (Phú Yên)
16  Trạm hầm Cổ Mã (Phú Yên)
17 Trạm đèo Cả Kho (Phú Yên)
18 Trạm Bàn Thạch (Phú Yên)
19 Trạm Ninh An – Ninh Hòa (Khánh Hòa)
20 Trạm Cam Thịnh – Cam Ranh (Khánh Hòa)
21 Trạm Cà Ná (Ninh Thuận)
22 Trạm Sông Lũy (Bình Thuận)
23 Trạm Sông Phan (Bình Thuận)
24 Trạm Dầu Giây (Đồng Nai)
25 Trạm Long Thành (Đồng Nai)
26 Trạm Cầu Phú Mỹ (thành phố Hồ Chí Minh)
27 Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm) (thành phố Hồ Chí Minh)
28 Trạm Trung Lương (thành phố Hồ Chí Minh)
29 Trạm Cai Lậy (Tiền Giang)
30 Trạm Cái Răng (Cần Thơ)
31 Trạm Trà Canh (Sóc Trăng)

Các trạm thu phí ở Việt Nam, trong đó có những trạm dọc tuyến Quốc lộ 1 trải dài từ Bắc vào Nam

Các trạm thu phí ở Việt Nam, trong đó có những trạm dọc tuyến Quốc lộ 1 trải dài từ Bắc vào Nam

3. Bảng giá trạm thu phí quốc lộ 1A

Giá vé tại các trạm thu phí trung bình là 35.000 VNĐ/lượt. Cụ thể, giá vé tại các trạm thu phí trên Quốc lộ 1A và tuyến Pháp Vân – Cao Bồ như sau:

3.1. Bảng giá các trạm thu phí trên tuyến Quốc lộ 1A

Phương tiện giao thông chịu phí Giá vé (VNĐ)
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn;
Các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
865.000
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
1.238.000
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc;
1.823.000
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn;
Xe chở hàng bằng container 20 feet
2.975.000
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên;
Xe chở hàng bằng container 40 feet
4.540.000

3.2. Bảng giá thu phí tuyến Pháp Vân – Cao Bồ

Phương tiện giao thông chịu phí Giá vé (VNĐ)
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn;
Các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
955.000
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
1.325.000
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc;
1.978.000
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn;
Xe chở hàng bằng container 20 feet
3.150.000
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên;
Xe chở hàng bằng container 40 feet
4.805.000

Giá vé cho xe ô tô dưới 12 chỗ tại các trạm thu phí trên Quốc lộ 1

Giá vé cho xe ô tô dưới 12 chỗ tại các trạm thu phí trên Quốc lộ 1

4. Sử dụng thu phí không dừng trên Quốc lộ 1

Hiện nay, 39 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 (trừ trạm thu phí Tam Kỳ ở đoạn cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi) đều áp dụng thu phí không dừng. Hình thức thu phí này mang lại cho tài xế nhiều lợi ích như:

  • Không cần thanh toán tiền mặt: Tài xế chỉ cần thanh toán bằng tiền điện tử có trong tài khoản giao thông. Không cần chuẩn bị tiền mặt và giảm việc tiếp xúc, hạn chế dịch bệnh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng dễ quản lý hơn, không lo thất thoát khi tài xế di chuyển.
  • Tiết kiệm thời gian di chuyển: Do không mất thời gian chờ đợi ở trạm thu phí nên tài xế có thể rút ngắn thời gian di chuyển giúp hàng hóa mau về đích đúng hẹn.
  • Giảm thiểu ùn tắc giao thông: Tài xế không cần dừng lại ở trạm thu phí nên tình trạng xe xếp hàng, chờ đợi gây ách tắc không còn. 
  • Quản lý hành trình dễ dàng: Mọi hành trình của xe, cước phí qua mỗi trạm theo từng ngày/ tháng/ quý đều được lưu lại trên ứng dụng giúp người dùng dễ dàng xem lại, quản lý. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vận tải.

Sử dụng thu phí không dừng, doanh nghiệp sẽ dễ quản lý hành trình của tài xế hơn

Sử dụng thu phí không dừng, doanh nghiệp sẽ dễ quản lý hành trình của tài xế hơn

  • Tiết kiệm nhiên liệu: Tài xế giảm được lượng xăng xe tiêu thụ khi khởi động, tăng tốc ở trạm thu phí. Với tần suất di chuyển nhiều, doanh nghiệp sẽ giảm được đáng kể chi phí cho nhiên liệu.
  • Bảo vệ môi trường: Tài xế giảm được lượng khí thải, khói bụi khi qua trạm. Đồng thời, việc không sử dụng vé giấy nên góp phần giảm lượng gỗ tiêu thụ để sản xuất giấy. Nhờ đó, góp phần chung tay bảo vệ môi trường.

Khi có nhu cầu sử dụng hình thức thu phí không dừng, doanh nghiệp nên dán thẻ ePass của VDTC. Loại thẻ này cùng công ty VDTC có nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Thương hiệu thuộc tập đoàn Viettel: ePass là sản phẩm thẻ giao thông số của VDTC – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viettel. Kế thừa những gì tốt nhất mà tập đoàn đã xây dựng và tích lũy bao năm qua, VDTC chắc chắn sẽ mang đến dịch vụ thu phí không dừng chất lượng nhất trên thị trường.
  • Điểm dịch vụ rộng khắp cả nước: VDTC có điểm dịch vụ ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Vì thế, khách hàng ở cả 3 miền đều có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC.
  • Đăng ký dán thẻ tại nhà: Chỉ cần sử dụng các thiết bị truy cập được mạng (điện thoại thông minh, laptop, máy tính cá nhân, máy tính bảng) cùng vài cú click chuột là người dùng có thể đăng ký dán thẻ trên app/ website ePass ngay tại nhà/ doanh nghiệp.

VDTC có điểm dịch vụ đa dạng giúp khách hàng dễ dàng đăng ký và dán thẻ thu phí không dừng ePass

VDTC có điểm dịch vụ đa dạng giúp khách hàng dễ dàng đăng ký và dán thẻ thu phí không dừng ePass

  • Nhiều chương trình ưu đãi: VDTC thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, giảm giá theo nhiều kiểu khác nhau như miễn phí, giảm giá 50%, quay số trúng thưởng… Nhằm mang tới những lợi ích thiết thực và niềm vui nho nhỏ cho khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng 24/7: Bất cứ lúc nào, khách hàng có thắc mắc liên quan đến thẻ ePass đều có thể liên hệ qua app hoặc số hotline để được hỗ trợ và giải đáp.
  • Đa dạng phương thức thanh toán và nạp tiền: Khách hàng có thể nạp tiền trực tiếp tại trạm, quầy giao dịch ngân hàng hoặc nạp tiền online qua app/website ePass, app Viettel Pay, app Momo, Smart Banking/ Mobile Banking hoặc VBan. 
  • Không lo tồn đọng vốn: Bằng việc liên kết tài khoản ePass với Viettel Pay, khách hàng dễ dàng rút tiền ra khỏi tài khoản, không lo tồn động vốn. Điều này đặt biệt có lợi cho các doanh nghiệp khi thường xuyên phải nạp một số tiền lớn vào các tài khoản.

Như vậy, nắm được danh sách trạm thu phí Quốc lộ 1A cùng thông tin giá cước sẽ giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị cho hành trình dễ dàng và thông suốt hơn. Và để thuận tiện hơn trong việc thanh toán, doanh nghiệp nên sử dụng thu phí không dừng ePass.

ePass tiên phong giao thông số – Miễn phí dán thẻ suôn sẻ hành trình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *