Phí cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được áp dụng theo thông tư số 35/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải dao động từ 35.000 đồng – 180.000 đồng tùy từng loại phương tiện. Chủ phương tiện có nhu cầu di chuyển hoặc vận chuyển hàng hóa khi đi qua đây có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết qua bài viết sau.
1. Thông tin cần biết về cao tốc Hà Nội – Hòa Bình
Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình có ký hiệu CT.08 với chiều dài toàn tuyến 56km, điểm đầu giao cắt với đường vành đai 3 và điểm cuối đi qua QL6 thuộc xã Trung Minh, tỉnh Hòa Bình. Tuyến cao tốc được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang đường bộ nối Hà Nội với Tây Bắc, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 60 phút, và giảm tải cho quốc lộ 6.
- Xem ngay: Phí cao tốc Hà Nội – Việt Trì
Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình chia thành 2 đoạn:
- Đoạn Láng – Hòa Lạc: có chiều dài 30km, với chiều rộng trung bình 140m bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi dải 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc; 2 dải đất dự trữ giữa 2 đường đô thị. Ngoài ra còn dải trồng cây xanh và vỉa hè. Tuyến cao tốc được thông xe ngày 3/10/2010.
- Đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình: được xây dựng ngày 3/10/2010 và chính thức thông xe vào ngày 10/10/2018. Tuyến cao tốc có chiều dài 26km, với điểm đầu Km6+800 trên đường Hòa Lạc – Hòa Bình tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội, và điểm cuối ở Km32+367 giao với dự án cầu Hòa Bình 5 tại địa phận phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Tuyến cao tốc được thiết kế đoạn không qua đô thị có vận tốc 100km/h, 6 làn xe, mặt cắt ngang 33m; đoạn qua đô thị có vận tốc 60km/h, mặt cắt ngang 42m.
Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian và quãng đường di chuyển từ Hà Nội đến Hòa Bình
Chủ đầu tư của dự án cao tốc Hà Nội – Hòa Bình là liên doanh Tổng công ty 36, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại Hà Nội, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc thực hiện, với tổng mức đầu tư gồm cả lãi vay là 2.723 tỷ đồng.
Nhằm hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình, trạm thu phí BOT Hòa Lạc – Hòa Bình được lắp đặt tại Km17+100 đường Hòa Lạc – Hòa Bình. Trạm chính thức thu phí từ ngày 3/5/2019, thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến là 27 năm 6 tháng 9 ngày.
2. Mức phí cao tốc Hà Nội – Hòa Bình
Hiện nay, trạm thu phí Hòa Lạc – Hòa Bình đang triển khai thu phí theo quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải. Chủ đầu tư cũng miễn giảm giá vé cho các phương tiện của người dân cư trú trong vùng bán kích cách trạm thu phí 5km.
Cụ thể mức thu phí như sau:
Loại xe | Giá vé lượt (VNĐ) | Giảm giá vé (VNĐ) | |
Đối với xe không kinh doanh | Đối với các xe khác | ||
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng; | 35.000 | 17.000 | 24.000 |
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; | 50.000 | 25.000 | 35.000 |
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc; | 75.000 | 37.000 | 52.000 |
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20 feet | 120.000 | 60.000 | 84.000 |
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng container 40 feet | 180.000 | 90.000 | 126.000 |
3. Trạm thu phí Hòa Lạc – Hòa Bình vận hành thu phí tự động không dừng
Ngày 29/12/2020 trạm thu phí Hòa Lạc – Hòa Bình đã được lắp đặt và vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng ETC do Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) cung cấp. VDTC là 1 trong 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng tại Việt Nam với dịch vụ đăng ký dán thẻ nhanh chóng, tiện lợi. Là đơn vị trực thuộc tập đoàn Viettel, VDTC thừa hưởng quy trình chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng những dịch vụ vượt trội.
Trạm thu phí Hòa Lạc – Hòa Bình
Dịch vụ thu phí không dừng đã lắp đặt và triển khai tại 113 trạm thu phí trên toàn quốc, bước đầu ghi nhận được những lợi ích, đóng góp của hình thức này đối với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tạo sự thuận tiện và niềm tin tưởng cho người tham gia giao thông:
- Giảm thiểu các vụ ùn tắc, tai nạn giao thông.
- Hạn chế lây lan dịch bệnh do không tiếp xúc trực tiếp.
- Tiết kiệm nhiên liệu, thời gian di chuyển.
- Giảm lượng giấy in vé, góp phần bảo vệ môi trường
- Giảm thiểu khói bụi.
- Quản lý thông tin, lịch trình rõ ràng, tiện lợi.
Nhằm giúp người tham gia giao thông có thể dễ dàng tiếp cận và hưởng những lợi ích từ dịch vụ thu phí không dừng, VDTC đã triển khai đăng ký dán thẻ ePass tại:
- Trạm thu phí BOT do VDTC quản lý như trạm thu phí Hòa Lạc – Hòa Bình. Chỉ cần 5 phút, bạn chuẩn bị giấy tờ cần thiết, nhân viên tại trạm sẽ hỗ trợ đăng ký và dán thẻ, và có thể sử dụng luôn dịch vụ đi qua trạm.
- Điểm giao dịch của Viettel tại 63 tỉnh thành như Viettel Store, Viettel Telecom, Viettel Post. Bạn chỉ cần đến điểm gần nhất để đăng ký dịch vụ, nhân viên sẽ hỗ trợ làm các thủ tục cho bạn.
- Đăng ký online qua website hoặc app của ePass. Đây là hình thức đăng ký được VDTC triển khai tạo điều kiện cho người dùng dễ dàng tiếp cận và thực hiện tại nhà. Chỉ cần điền thông tin đăng ký trên website hoặc app ePass, nhân viên VDTC sẽ liên hệ hẹn ngày giờ đến dán thẻ tại nhà khách hàng.
- Trung tâm đăng kiểm có liên kết với VDTC, bạn có thể tham khảo danh sách tại đây.
Sử dụng thẻ ePass nộp phí cao tốc Hà Nội – Hòa Bình nhanh chóng, di chuyển từ Bắc vào Nam suôn sẻ, dễ dàng
Với các cách đăng ký như trên, chủ phương tiện có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ thu phí không dừng để nộp phí cao tốc Hà Nội – Hòa Bình cũng như hưởng được các lợi ích đi kèm. Dịch vụ ePass được triển khai và liên kết với mọi trạm BOT trên toàn quốc, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ khi di chuyển ở khắp mọi miền cả nước.
ePass tiên phong giao thông số – Miễn phí dán thẻ suôn sẻ hành trình
Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080
Xem thêm: